Việc triển khai ERP (Enterprise Resource Planning) để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả là một xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp chú ý đến. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu ngành nghề nào cũng phù hợp sử dụng ERP hay không? Lĩnh vực nào sẽ thu được nhiều lợi ích nhất khi triển khai giải pháp này? Hãy cùng OMEGA khám phá những ngành nào phù hợp cho việc triển khai hệ thống ERP trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: 10+ Phần mềm ERP tốt nhất cho doanh nghiệp 2024
Mục lục
Hệ thống ERP là gì?
Hệ thống ERP (Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp) – là một hệ thống thông tin tác nghiệp và quản trị tổng thể các hoạt động trong một doanh nghiệp được tích hợp vào một phần mềm duy nhất, bao gồm tất cả các quy trình cốt lõi cần thiết để hỗ trợ việc điều hành của nhà quản lý. Mỗi doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động đều có các quy trình làm việc, yêu cầu và đặc thù sản xuất khác nhau nên hệ thống ERP phải linh hoạt và có khả năng đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của từng doanh nghiệp và ngành nghề.
Xem thêm: Phần mềm ERP là gì? Có nên triển khai ERP trong 2024?
Khi áp dụng triển khai hệ thống ERP, doanh nghiệp sẽ có được khả năng điều chỉnh chức năng theo các yêu cầu cụ thể, tạo sự linh hoạt toàn diện giữa các bộ phận, giúp doanh nghiệp hoạt động một cách thống nhất hơn và cải thiện khả năng liên kết giữa các phòng ban. Ngoài ra, việc tối ưu hóa ERP theo từng ngành nghề/lĩnh vực cụ thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình triển khai, đồng thời tạo ra hiệu suất nhanh chóng hơn so với các hệ thống quản trị doanh nghiệp thông thường.
Xem thêm: TOP 5 Phần mềm ERP tốt nhất dành cho doanh nghiệp 2024
Doanh nghiệp hưởng lợi được gì khi áp dụng giải pháp ERP?
Giải pháp ERP giúp doanh nghiệp tập trung sâu hơn vào các khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thay vì làm việc thủ công như trước, hệ thống hỗ trợ tự động hóa quy trình và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực giảm thiểu tác vụ lặp lại, đơn giản hóa các nhiệm vụ kinh doanh và cung cấp thông tin kinh doanh với độ tin cậy cao.
Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp giải pháp phân tích tài chính giúp doanh nghiệp trong việc điều chỉnh ngân sách, xác định những khoản đầu tư không cần thiết trong quá trình sản xuất và hỗ trợ hoạch định dự án.
Lợi ích mà nhà quản lý dễ dàng nhận ra khi triển khai ERP đó là việc tối ưu hóa chi phí, quản lý tài chính, giảm áp lực làm việc và tăng năng suất cho nhân viên. Công cụ này cung cấp thông tin cần thiết cho các ban điều hành cấp cao để nhanh chóng đưa ra quyết định và điều chỉnh phản ánh vào thay đổi trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự kiểm soát mạnh mẽ về hoạt động mà không lo lắng về lỗi nhập dữ liệu hoặc rủi ro tiềm ẩn.
Một số lợi ích chính của phần mềm ERP:
− Chuẩn hóa các quy trình vận hành
− Tự động hóa các hoạt động tài chính và kế toán
− Tăng chất lượng sản phẩm
− Tối ưu hiệu suất làm việc
− Tăng sự liên kết giữa các phòng ban
− Cải thiện dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Xem thêm: 15+ Cách khai thác lợi ích tiềm năng của Hệ thống ERP
Vậy ngành nào phù hợp cho việc triển khai Hệ thống ERP?
Giải pháp ERP được xem như một bước tiến quan trọng trong công nghệ, tác động mạnh mẽ đối với mọi doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Mọi doanh nghiệp hay tổ chức đều có thể hưởng lợi đáng kể từ việc triển khai hệ thống quản lý ERP. Đây không chỉ là sự cần thiết mà còn là một sự đổi mới quan trọng tạo sự linh hoạt cho nhiều lĩnh vực, quy mô từ doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tới những doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Sau đây là những ngành phổ biến thích hợp cho việc triển khai ERP:
Ngành sản xuất
“Có đến 48% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất khẳng định phần mềm được thiết kế riêng cho ngành sẽ hỗ trợ cho việc kinh doanh hiệu quả hơn” – Theo Báo cáo của Tập đoàn Aberdeen
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao quản lý quy trình sản xuất, đặc biệt là trong ngành sản xuất. Một hệ thống ERP dựa trên đám mây có khả năng theo dõi nguyên liệu thô, quản lý tồn kho, và lên lịch sản xuất một cách hiệu quả. Ngoài ra, chức năng của phần mềm cũng bao gồm việc kiểm soát chất lượng và theo dõi sản phẩm thành phẩm.
Giải pháp quản lý giúp nộ phận kế toán, kiểm kho, sản xuất, vận hành… có khả năng liên kết với nhau và vận hành một cách đồng bộ. Bộ phận bán hàng có thể liên lạc trực tiếp với bộ phận kho để đảm bảo sự chính xác của số lượng tồn kho và đáp ứng kỳ vọng thực tế của khách hàng. Trong ngành sản xuất, hệ thống ERP đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc các quy trình và mang lại giá trị cho từng phòng ban liên quan.
Xem thêm: BOM là gì? ERP quản lý hiệu quả BOM trong quá trình sản xuất
Ngành bán lẻ
Trong lĩnh vực bán lẻ, việc triển khai hệ thống ERP đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý mức tồn kho, theo dõi đơn hàng và xử lý thanh toán. Bên cạnh đó, hệ thống còn có khả năng cung cấp thông tin chi tiết về thói quen mua sắm và sở thích của khách hàng giúp các doanh nghiệp bán lẻ hiểu rõ hơn về nhu cầu của đối tượng mục tiêu.