Doanh nghiệp trong ngành F&B (Thực phẩm và đồ uống) đang phải đối diện với áp lực không ngừng liên quan đến tình trạng lợi nhuận, sự thay đổi không ngừng và yêu cầu theo mùa từ phía khách hàng và người tiêu dùng cùng với thói quen ăn uống liên tục được đổi mới. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng đó là việc tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về chế độ vệ sinh, an toàn thực phẩm,…
Tuy nhiên, sự phát triển trong lĩnh vực này đã mở ra những thách thức kinh doanh mới và nâng cao mức độ cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm đang phải tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để phát triển mạnh mẽ hơn. Trong số các giải pháp này thì việc triển khai giải pháp ERP cho ngành thực phẩm và đồ uống là một lựa chọn đáng xem xét.
Xem thêm:
Phần mềm ERP là gì? Có nên triển khai ERP trong 2024?
10+ Phần mềm ERP tốt nhất cho doanh nghiệp 2024
Mục lục
- 1 Những thách thức của ngành thực phẩm và đồ uống trước hiện nay
- 2 Những lợi ích của giải pháp ERP cho ngành thực phẩm và đồ uống
- 2.1 1. Đảm bảo an toàn thực phẩm và Chất lượng sản phẩm
- 2.2 2. Quản lý và dự báo hàng tồn kho nhanh chóng, dễ dàng
- 2.3 3. Hỗ trợ lập kế hoạch và Hoạch định dự án
- 2.4 4. Quản lý tổng thể cơ sở dữ liệu với một hệ thống duy nhất
- 2.5 5. Nâng cao hiệu quả sản xuất
- 2.6 6. Quản lý hiệu quả hoạt động mua/bán hàng
- 3 OMEGA.ERP – Giải pháp Hệ thống ERP pháp quản lý doanh nghiệp F&B tối ưu
Những thách thức của ngành thực phẩm và đồ uống trước hiện nay
Trong thời buổi kinh doanh hiện nay, ngành F&B có những yêu cầu đặc biệt liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm và quản lý hàng tồn kho. Đối mặt với những thách thức này, nhà quản lý cần phải đối mặt với những thách thước phổ biến như sau:
1. Khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho
Đối với các sản phẩm thực phẩm hạn chế thời hạn sử dụng thì việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả đóng vai trò tối quan trọng trong việc kiểm soát số lượng, giảm thiểu lãng phí và đảm bảo độ tươi mới của sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, phần mềm ERP cần được trang bị những tính năng như theo dõi ngày hết hạn, quản lý chu kỳ luân phiên của hàng tồn kho, tối ưu hóa mức tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng.
Xem thêm: ERP Logistics là gì? Ứng dụng Hệ thống ERP trong Logistics
2. Kiểm soát vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế
Để đáp ứng được các yếu tố vệ sinh an toàn thưc phẩm thì các doanh nghiệp F&B phải đảm bảo các tiêu chuẩn như quy định của FDA hoặc hướng dẫn của HACCP, đảm bảo kiếm tra chi tiết chất lượng sản phẩm mỗi công đoạn sản xuất, quản lý từng hạng mục đánh giá sản phẩm. Bên cạnh đó, việc việc cung cấp các chứng chỉ giấy tờ đảm báo liên quan đến sản phẩm cũng là vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm. Hệ thống ERP sẽ hỗ trợ các yêu cầu này và cho phép các doanh nghiệp duy trì tài liệu phù hợp và theo dõi kiểm toán.
3. Vấn đề truy xuất nguồn gốc chưa tối ưu
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quan trọng để theo dõi và lần theo nguồn gốc của sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Việc tích hợp những khả năng này vào hệ thống ERP có thể đòi hỏi việc điều chỉnh và tùy chỉnh bổ sung.
4. Khả năng lưu trữ và di chuyển dữ liệu thấp
Việc di chuyển từ hệ thống quản lý thông thường đến hệ thống ERP có thể gặp những khó khăn. Đặc biệt với những cơ sở có nguồn dữ liệu lớn thì hệ thống phải đáp ứng được các yêu cầu truy xuất và bảo mật dữ liệu.
Những lợi ích của giải pháp ERP cho ngành thực phẩm và đồ uống
Trong lĩnh vực F&B thì giải pháp ERP đóng vai trò quản lý hiệu quả, đáp ứng linh hoạt nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc triển khai ERP không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh quan trọng trước các đối thủ cạnh tranh.
1. Đảm bảo an toàn thực phẩm và Chất lượng sản phẩm
Việc tuân thủ nhiều tiêu chuẩn và quy định về an toàn, cả trong nước và quốc tế, là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, đối với những sản phẩm xuất khẩu thì các tiêu chuẩn và chỉ số này trở nên càng khắt khe hơn. Doanh nghiệp không chỉ phải đảm bảo chất lượng sản phẩm cao hơn mà còn cần tăng cường khả năng truy vết nguồn gốc khi phát hiện vấn đề liên quan đến chất lượng, hỏng hóc, hoặc lỗi, nhằm đảm bảo quy trình xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Giải pháp ERP dành cho ngành thực phẩm sẽ đồng thời giải quyết các thách thức liên quan đến kiểm định chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ thống không chỉ hỗ trợ việc theo dõi nguồn gốc của sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nguồn nguyên liệu ban đầu đến thành phẩm, mà còn giúp kiểm tra và quản lý dây chuyền sản xuất cũng như phân phối sản phẩm ra thị trường. Điều này được thực hiện thông qua tính năng lưu trữ thông tin chi tiết về nhà cung cấp, thông tin sản phẩm, quản lý hồ sơ lô và thời hạn sử dụng.
Hệ thống ERP cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhanh chóng thu hồi sản phẩm khi phát hiện có sản phẩm không đạt chất lượng. Ngoài ra, khả năng quản lý kho thông minh của ERP giúp xác định vị trí của từng lô hàng và nhóm sản phẩm thông qua mã quét mã vạch và QR Code.
Phần mềm ERP dành cho ngành thực phẩm đem lại sự chuẩn hóa cho quy trình kiểm nghiệm tại mỗi giai đoạn sản xuất và đối với sản phẩm thành phẩm tuân thủ theo các tiêu chuẩn được quy định trong ngành. Song song với đó, ERP tạo ra các báo cáo về kiểm tra chất lượng, tạo thuận lợi cho quá trình đánh giá chất lượng của sản phẩm cuối cùng. ERP sẽ tự động tích hợp dữ liệu giữa các bộ phận, giúp quản lý hiệu quả, tối ưu hóa sự phối hợp và kiểm soát nguồn lực, từ đó gia tăng năng suất làm việc của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chuyển đổi số Mobile App để tạo ra các giải pháp tốt hơn cùng OMEGA
2. Quản lý và dự báo hàng tồn kho nhanh chóng, dễ dàng
Để cung cấp được sản phẩm đồ ăn và nước uống tốt cho khách hàng thì điều là doanh nghiệp cần hiểu rõ về tài nguyên của mình và có khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng. Việc nắm bắt thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì tính linh hoạt, luôn sẵn sàng thích ứng với biến động trong nhu cầu thị trường. Hệ thống ERP sẽ tự động theo dõi mức nguyên vật liệu trong công ty và liên tục cập nhật chúng theo thời gian thực, giúp ban quản lý có cái nhìn rõ ràng về việc tiêu thụ nguyên vật liệu qua đó đưa ra kế hoạch mua hàng thông minh.