Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, được giữ để tiêu thụ trên thị trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc đang trong quá trình dở dang, được gọi là hàng tồn kho. Để hiểu tìm rõ hơn về khái niệm hàng tồn kho và cách quản lý nó một cách hiệu quả, hãy cùng OMEGA ERP khám phá trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1 I. Hàng tồn kho là gì?
- 2 II. Hàng tồn kho bao gồm những gì?
- 3 III. Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho
- 4 IV. 4 Phương pháp tính hàng tồn kho
- 5 V. Cách quản lý hàng tồn kho đạt hiệu quả cao
- 5.1 Đảm bảo theo dõi, kiểm kê hoàng hóa liên tục
- 5.2 Sử dụng mã vạch QR để kiểm tra số lượng hàng trong kho
- 5.3 Sử dụng phần mềm giải pháp quản lý tồn kho hiệu quả
- 5.4 License là gì? Khám phá tầm quan trọng của License trong kinh doanh 2024
- 5.5 Hợp đồng điện tử: Xu hướng mới trong kinh doanh hiện đại 4.0
- 5.6 Giải pháp ERP cho ngành phân phối giúp đột phá thời đại 4.0
I. Hàng tồn kho là gì?
Thường khi nhắc đến hàng tồn kho thì nhiều người thường nghĩ ngay đến những lô hàng bị tồn đọng trong xưởng do tình trạng ế ẩm và không bán được. Tuy nhiên, cách tiếp cận này là hoàn toàn không chính xác.
Từ góc độ kế toán, hàng tồn kho là một thuật ngữ dùng để mô tả những sản phẩm mà doanh nghiệp giữ trong kho để phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc đang chờ bán. Cụ thể, theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 được ban hành cùng với Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, hàng tồn kho được xác định là những tài sản có 3 tiêu chí như sau:
- Được giữ để bán trong quá trình sản xuất, kinh doanh bình thường;
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
- Bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoặc cung cấp dịch vụ.
Xem thêm: Quản lý kho bằng Excel đã lỗi thời? Giải pháp quản lý kho
II. Hàng tồn kho bao gồm những gì?
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: bao gồm hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Ví dụ: Đối với doanh nghiệp sản xuất đường thì hàng tồn kho của doanh nghiệp này là:
- Nguyên vật liệu để làm nên đường: Mía
- Những công cụ dụng cụ (có giá nhỏ hơn 30 triệu) tham gia vào quá trình sản xuất đường
- Thành phẩm (là sản phẩm đường được tạo ra từ mía): Đường tinh luyện
- Thành phẩm dở dang (tức là những sản phẩm chưa hoàn thành, hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang): mật mía, nước đường…
III. Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 thì việc đánh giá hàng tồn kho được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc. Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc, phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm:
- Phí mua hàng: Đây bao gồm chi phí mua sắm, các loại thuế không hoàn lại, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, và bảo quản trong quá trình mua sắm, cũng như các chi phí khác trực tiếp liên quan đến việc mua sắm và lưu trữ hàng tồn kho.
- Chi phí xử lý sản phẩm: Nó bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, như chi phí lao động trực tiếp, chi phí cố định sản xuất và chi phí biến đổi sản xuất phát sinh trong quá trình chuyển đổi nguyên liệu và vật liệu thành sản phẩm cuối cùng.
- Các chi phí trực tiếp khác: Bao gồm các chi phí khác ngoài chi phí mua hàng và chi phí xử lý hàng tồn kho, mà liên quan trực tiếp đến quá trình kinh doanh như chi phí quảng cáo, chi phí phát triển sản phẩm, và các chi phí khác có liên quan.
- Chi phí cung cấp dịch vụ: Bao gồm chi phí nhân sự và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan.
Các bước ghi nhận và tinh toán giá trị hàng tồn kho sẽ do bộ phận kế toán kho thực hiện.
IV. 4 Phương pháp tính hàng tồn kho
Để doanh nghiệp có thể phát triển và quản trị hàng hóa là việc không thể thiếu đối với chủ doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể quản lý hiệu quả. Cùng tìm hiểu các phương pháp dưới đây.