Quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc và Giải pháp 2024

quản lý sản xuất

Trong thế giới công nghiệp phát triển ngày nay, quản lý sản xuất không chỉ là một khái niệm mà là một trụ cột quan trọng định hình sự thành công của mọi doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng OMEGA tìm hiểu công việc và vai trò của bộ phận quản lý sản xuất cũng như giải pháp quản lý sản xuất trong thời đại chuyển đổi số 2024 hiện nay.

Xem thêm: Cải tiến sản xuất gia tăng chất lượng sản phẩm trong 2024

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là hoạt động tổ chức và điều phối các quy trình sản xuất trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhằm đảm bảo việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ diễn ra một cách có hiệu suất cao và mang lại lợi ích tối đa.

Điều này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguồn lực, kiểm soát chất lượng, giám sát quy trình sản xuất và tối ưu hóa hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo ra lợi nhuận bền vững. Đồng thời, quản lý sản xuất cũng yêu cầu sự áp dụng các công nghệ. phương pháp tiên tiến cũng như những hiểu biết sâu rộng về thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất và đạt được sự cạnh tranh tốt nhất trong ngành.

Xem thêm: Chìa khóa thành công : 7 tiêu chuẩn KPI trong sản xuất

Tại sao doanh nghiệp lại cần quản lý sản xuất?

Hoạt động sản xuất luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, chính vì thế nên bộ phận quản lý sản xuất được coi là một phần cực kỳ quan trọng. Sự hiệu quả trong quản lý sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong các quá trình sản xuất mà còn:

Giảm chi phi sản xuất

Chi phí sản xuất thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. Vì vậy nên bộ quản lý cần phải chú ý và kiểm soát các nguồn lực như lao động, nguyên vật liệu… một cách cẩn thận để tránh lãng phí. Họ cũng phải đánh giá các sản phẩm lỗi kịp thời, và đưa ra quyết định ngừng sản xuất để giảm thiểu chi phí không cần thiết.

Xem thêm: Nhận diện 7 loại lãng phí trong sản xuất và Hướng giải quyết

quản lý sản xuất

Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh

Nhiệm vụ của quản lý sản xuất là lập kế hoạch và đảm bảo thực hiện các quy trình sản xuất để đáp ứng chỉ tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Việc này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận, vì nếu sản xuất có thể đáp ứng được nhu cầu và sở thích của khách hàng, chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty.

Tăng khả năng cạnh tranh

Trách nhiệm của quản lý sản xuất là đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Khi hàng hóa sản xuất có chất lượng tốt, khách hàng sẽ hài lòng và có xu hướng quay trở lại mua sản phẩm. Điều này không chỉ giúp củng cố và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp mà còn khẳng định vị thế trước đối thủ cạnh tranh và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

Mô tả công việc của bộ phận quản lý sản xuất

Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà công việc của người quản lý sản xuất sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ phải đảm trách những đầu việc sau:

1. Lập kế hoạch sản xuất

Đây là công việc quan trọng nhất đối với bộ phận quản lý sản xuất, Cùng với bộ phận kinh doanh, nhà quản lý sẽ hoạch định xác định nhu cầu thị trường để phân tích được tình trạng đơn hàng như số lượng cần phải sản xuất, đơn giá, thời gian vận chuyển từng đơn hàng. Từ đó mới có thể lập kế hoạch sản xuất chi tiết bao gồm: số lượng sản phẩm cần phải sản xuất, quy trình sản xuất, tiến độ sản xuất, tình trạng tồn kho, hoạch định nhân lực và dự tính chi phí cho toàn bộ khâu sản xuất.

Xem thêm: BOM là gì? ERP quản lý hiệu quả BOM trong quá trình sản xuất

Phan tich tai chinh 23

2. Kiểm soát các hoạt động sản xuất 

Vị trí quản lý sản xuất đòi hỏi người đảm nhiệm phải giám sát và thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên trong các bộ phận liên quan. Họ cần tiếp tục theo dõi cẩn thận quy trình để đảm bảo rằng mọi hoạt động sản xuất diễn ra một cách trơn tru và đúng theo tiến độ đã đề ra. Đồng thời, việc xác định các thiết bị cần thiết, điều hành quá trình sản xuất, tổ chức làm việc tăng ca và điều chỉnh kế hoạch cũng là nhiệm vụ của họ.

Bên cạnh đó, quản lý sản xuất cần thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các sản phẩm lỗi, xác định nguyên nhân và lập kế hoạch khắc phục ngay lập tức. Họ phải đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất, cung cấp đầy đủ dụng cụ và trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên. Nhiệm vụ tiếp theo là thiết lập mục tiêu về chất lượng sản phẩm và tiến hành theo dõi và giám sát liên tục để xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các quy định và hướng dẫn sản xuất khi cần thiết.

3. Quản lý máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu

Bộ phận quản lý cần tiến hành giám sát toàn bộ các hoạt động liên quan đến máy móc và thiết bị trong quá trình sản xuất. Trách nhiệm của họ là đảm bảo rằng các thiết bị hoạt động đúng cách và an toàn, đồng thời duy trì và bảo dưỡng chúng đều đặn để tránh sự cố và giảm thiểu thời gian dừng sản xuất.

Ngoài việc quản lý máy móc và thiết bị, họ cũng chịu trách nhiệm quản lý việc cung cấp và quản lý nguyên vật liệu sản xuất. Điều này bao gồm việc theo dõi lượng tồn kho, dự đoán nhu cầu và đảm bảo sẵn có đủ nguyên liệu để duy trì quá trình sản xuất liên tục. Hơn nữa, họ cũng phải thúc đẩy việc sử dụng nguyên liệu một cách hiệu quả để giảm thiểu lãng phí và chi phí.

Cuối cùng, ban quản lý sản xuất còn có trách nhiệm theo dõi và cập nhật về các công nghệ mới và tiến bộ trong ngành để áp dụng vào quy trình sản xuất. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất sản xuất tổng thể của tổ chức.

Xem thêm: Lợi thế cạnh tranh từ việc hoạch định nguồn lực sản xuất

4. Báo cáo sản xuất

Báo cáo sản xuất của bộ phận quản lý sản xuất là một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thông tin và đánh giá chính xác về hiệu suất sản xuất của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc báo cáo định kỳ về tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cũng như phân tích kết quả sản xuất.

Việc báo cáo sản xuất là cơ sở cho việc ra quyết định chiến lược về sản xuất trong tương lai. Dựa trên thông tin từ báo cáo, ban điều hành doanh nghiệp có thể đề xuất các biện pháp cải tiến, đề xuất phân phối tài nguyên, và lên kế hoạch cho việc mở rộng hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng sản xuất.

OMEGA ERP – Giải pháp phần mềm sản xuất giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả

Trong thời đại chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, các phần mềm quản lý doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện nhằm hỗ trợ đáp ứng toàn bộ các yêu cầu và đảm bảo chất lượng trong khâu sản xuất. Hệ thống này giúp giảm tải khối lượng công việc, tối ưu hóa việc xử lý dữ liệu thông tin, đảm bảo tính bảo mật cao cũng như tự động xuất báo cáo sản xuất thậm chí là báo cáo phân tích tài chính.

quản lý sản xuất
Màn hình chính của OMEGA.Dashboard

Module Quản lý sản xuất OMEGA.MM thuộc Hệ thống quản lý doanh nghiệp OMEGA.ERP có những chức năng nổi bật chính như sau:

  • Lập đơn hàng sản xuất (đơn hàng nội bộ) được kế thừa từ đơn hàng bán
  • Lập kế hoạch sản xuất (được kế thừa từ đơn hàng sán xuất)
  • Tính dự trù nguyên vật liệu cho sản xuất (Theo kế hoạch sản xuất), đối chiếu tồn kho thực tế
  • Lập lệnh sản xuất (chi tiết ngày, giờ, ca làm việc)
  • Quản lý phiếu lĩnh vật tư theo lệnh sản xuất
  • Thống kê sản xuất theo công đoạn, thành phẩm hoàn thành
  • Cập nhật và quản lý tiến độ sản xuất
  • Kết nối phân hệ tồn kho trong việc quản lý nguyên vật liệu và thành phẩm
  • Kết nối phân hệ giá thành để ghi nhận kết quả sản xuất nhập kho
  • Khai báo danh mục máy móc thiết bị, giờ máy chạy, ca máy chạy…

Xem thêm: TOP 5 Phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất 2024

Cho đến nay, có hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và lớn nước tin dùng và triển khai thành công sản phẩm OMEGA.ERP. Có đầy đủ doanh nghiệp về các lĩnh vực sản xuất và thương mại Cơ Khí, Sản xuất, Dệt May, Thép, Bất Động Sản, Nông Nghiệp … Điểm khác biệt của việc triển khai OMEGA.ERP đó là tập trung sâu vào tính quản trị và thống nhất giải pháp ứng dụng trước khi triển khai chi thiết thực tế.

OMEGA.ERP
OMEGA ERP

Hãy thường xuyên theo dõi OMEGA.ERP để cập nhật thêm các kiến thức mới cũng như thông tin về phần mềm ERP. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem những thông báo mới tại Fanpage OMEGA.ERP cũng như liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 028 3512 8448 để nhận được có thể tư vấn giải pháp ERP tối ưu cho bạn cũng như những ưu đãi hấp dẫn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *