Phần mềm kế toán từ lâu đã trở thành công cụ hỗ trợ đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc xử lí công việc tài chính – kế toán nhờ vào khả năng xử lý nghiệp vụ một cách nhanh chóng và độ chính xác cao. Tuy nhiên để hoạt động hiệu quả thì việc lựa chọn một hệ thống phù hợp với doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn phần mềm kế toán tốt hoặc muốn tìm hiểu về các phần mềm kế toán phổ biến và dễ dàng sử dụng trong năm 2024 thì hãy cùng OMEGA tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Phần mềm kế toán chuyên nghiệp
Mục lục
- 1 Phần mềm kế toán là gì?
- 2 Doanh nghiệp nhận được gì khi áp dụng triển khai phần mềm kế toán?
- 3 Top 10+ phần mềm kế toán tốt và dễ sử dụng nhất 2024
- 4 Những tiêu chí để nhà quản lý lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp trong 2024
- 4.1 1. Phần mềm phù hợp với loại hình của doanh nghiệp
- 4.2 2. Giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng
- 4.3 3. Sự uy tín và mức độ hỗ trợ của nhà cung cấp
- 4.4 4. Giá thành phải chăng
- 4.5 Một số từ viết tắt về phần mềm
- 4.6 License là gì? Khám phá tầm quan trọng của License trong kinh doanh 2024
- 4.7 Hợp đồng điện tử: Xu hướng mới trong kinh doanh hiện đại 4.0
Phần mềm kế toán là gì?
Phần mềm kế toán là một hế thống có chức năng hỗ trợ quá trình nhập số liệu và chứng từ, tạo ra báo cáo một cách chính xác và hiệu quả dựa trên các quy trình sẵn có, giúp bộ phận kế toán tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian làm việc.
Trong thời đại chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ đến lớn đều muốn được áp dụng phần mềm kế toán để xử lí các công việc kế toán tài chính một cách tự động hóa. Không chỉ giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình tính toán thủ công, không mất nhiều công sức mà còn cung cấp thông tin chi tiết và phân tích khó nhận biết trên tài liệu như dự báo doanh số trong quý tới, xác định lượng hàng tồn kho, và phân loại mặt hàng/dịch vụ không sinh lời,…
Ngoài ra, hệ thống hệ sinh thái của OMEGA.ERP còn cung cấp cho doanh nghiệp khả năng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp giúp nhà quản lý và ban điều hành dễ dàng có cái cái nhìn tổng quát về hình hình kinh doanh cũng như dự đoán tình hình tài chính giúp đưa ra các quyết định định hướng cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Dashboard : Phân tích dữ liệu đa chiều cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhận được gì khi áp dụng triển khai phần mềm kế toán?
1. Loại bỏ các quy trình làm việc thủ công, đảm bảo chính xác và tiết kiệm thời gian
Công việc quản lý sổ sách và chứng từ luôn là vấn đề trở ngại đối với các doanh nghiệp bởi vì đòi hỏi tính chuyên môn cao và đầu tư nhiều thời gian. Đặc biệt thứ mà bộ phận kế toán hay gặp phải đó là gặp khó khăn khi quản lý số liệu bằng tay, Excel… hoặc gây ra sai sót khi phải xử lý một lượng lớn các hạng mục số liệu. Với phần mềm quản lý kế toán, người dùng chỉ cần nhập số liệu một lần duy nhất mà không cần phải mất thời gian rà soát kiểm tra lại.
Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của phần mềm kế toán, không chỉ giúp tối ưu hóa thời gian xử lý dữ liệu mà còn đảm bảo tính chính xác cao hơn so với việc thực hiện mọi công đoạn một cách thủ công.
2. Hỗ trợ theo dõi tình hình tài chính và hoạch định dự án
Ban quản trị doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến nhiều chỉ số kinh doanh như doanh thu, chi phí, dòng tiền, tồn kho, thuế,… Họ muốn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những quyết định chiến lược về đầu tư, chính sách bán hàng, chiến lược marketing, và các biện pháp cắt giảm chi phí nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.
Đa số các ứng dụng kế toán hàng đầu hiện nay đều có khả năng tạo ra và tổng hợp đa dạng các loại báo cáo theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, đảm bảo sự chính xác trong quá trình thực hiện. Do đó, việc triển khai phần mềm kế toán trong môi trường doanh nghiệp sẽ giúp đội ngũ quản lý dễ dàng tìm kiếm và truy xuất báo cáo, sổ sách một cách nhanh chóng.
3. Theo dõi cập nhật các thông tư, quy định mới nhất về kế toán thuế Nhà nước
Phần mềm kế toán Việt Đà có hệ thống làm việc nhỏ gọn và rất dễ sử dụng. Ưu điểm đó là mang lại số liệu báo cáo chính xác và biểu mẫu đẹp mắt, Việt Đà là lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp vừa quản lý nội bộ theo đặc thù ngành và đồng thời quản lý số liệu thuế một cách hiệu quả.
9. Phần mềm kế toán LinkQ
LinkQ là một giải pháp kế toán quản trị được phát triển để phục vụ doanh nghiệp, đặc biệt là những tập đoàn lớn với nhiều chi nhánh. Với công cụ quản lý tập trung, phần mềm này hỗ trợ nhân viên trong việc cập nhật dữ liệu và quản lý thông tin một cách thuận lợi.
Giao diện của LinkQ được thiết kế dễ sử dụng, cho phép người dùng làm việc với nhiều cửa sổ đồng thời tăng cường hiệu suất làm việc. Ưu điểm của phần mềm là khả năng kết nối với cơ sở dữ liệu từ xa, giúp các nhà quản lý theo dõi và giám sát công việc một cách thuận tiện và hiệu quả.
10. Phần mềm kế toán SIMBA
SIMBA là một phần mềm kế toán được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và tối ưu hóa các thủ tục không cần thiết, nhằm đơn giản hóa và làm gọn nhẹ các thao tác nghiệp vụ kế toán. Được phát triển dưới dạng phiên bản đóng gói của AsiaSoft, SIMBA là một giải pháp tự động hóa các nghiệp vụ kế toán, giúp kế toán viên tiết kiệm thời gian đáng kể và đạt được hiệu suất công việc đáng kể so với mong đợi.
Xem thêm: Ứng dụng phần mềm kế toán vào ngành sản xuất 2024