Giải quyết vấn đề chi phí luôn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Để tối ưu hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất để đạt được lợi ích kinh tế tối đa. Hãy cùng OMEGA khám phá 6 công thức tính giá thành sản phẩm và cách áp dụng chúng trong thực tế trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Top 10+ phần mềm kế toán tốt và dễ sử dụng nhất 2024
Mục lục
- 1 Giá thành sản phẩm là gì?
- 2 Các bước tính giá thành sản phẩm chính xác
- 3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
- 3.1 1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn giản (trực tiếp)
- 3.2 2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
- 3.3 3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ
- 3.4 4. Tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
- 3.5 5. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- 3.6 6. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp liên hợp
- 4 Quản lý theo dõi và tính giá thành sản phẩm chính xác với OMEGA
Giá thành sản phẩm là gì?
1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là tổng tất cả các chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường,
Giá thành sản phẩm là kết quả của việc tích lũy chi phí, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm các nguyên vật liệu và các bộ phận thiết yếu để cấu thành nên thành phẩm cuối cùng.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Những chi phí chung phục vụ cho việc sản xuất (VD khấu hao máy móc thiết bị, chi phí thuê nhà xưởng, lương nhân viên quản lý,…)
2. Phân loại giá thành sản phẩm
Phân loại theo thời điểm tính
Với cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính vào thời điểm lập kế hoạch nên mọi chi phí đều là các chí phí trong kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trong một thời kỳ nhất định của dự án.
- Giá thành thực tế: Là giá thành thực tế sau khi sản phẩm đã được sản xuất ra.
Phân loại theo phạm vi chi phí phát sinh
Với cách phân chia này ta sẽ có 2 loại giá thành sản phẩm
- Giá thành sản xuất: Bao gồm tất cả các chi phi cấu thành nên sản phẩm như nguyên vật liệu, chi phí nhân công, các chi phí phát sinh khác.
- Giá thành tiêu thụ: Định nghĩa rộng hơn ngoài các chi phí trực tiếp cấu thành nên sản phẩm còn có các chi phí chung các như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, chi phí đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Việc tính đúng giá thành sản phẩm đóng vai trò rất lớn trong việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Tính đúng giá thành sản phẩm mới có cơ sở để xác định giá bán cho sản phẩm.
Xem thêm: Cách phân biệt Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị
Các bước tính giá thành sản phẩm chính xác
Dưới đây là quy trình các bước tính giá thành sản phẩm chuẩn xác được sử dụng trong doanh nghiệp:
Chú thích:
(1) Tập hợp chi phí sản xuất gồm: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, chi phí dở dang cuối kỳ)
(2) Sản lượng để phân bổ được tính theo công thức: Qđk + Qsx = Qht + Qck
(3) Lựa chọn phương pháp tính giá thành
(4) Lập bảng tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn giản (trực tiếp)
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính giá thành sản phẩm trực tiếp thường được áp dụng cho các DN thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn. Đặc điểm của các DN này là chu kỳ sản xuất ngắn.
- Lĩnh vực áp dụng: Các nhà máy sản xuất điện, nước, khí nén, than,…
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
- Công thức tính giá thành sản phẩm giản đơn
- Áp dụng thực tế
Giả định: Một doanh nghiệp sản xuất có các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được trong T8/2022 như sau: (đơn vị 1.000 VNĐ)
Biết rằng trong T8/2022, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho được 5.000 sản phẩm, sản phẩm dở dang là 1.290 sản phẩm.
Với số liệu trên, ta có thể tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành trong T8/2022 theo phương pháp giản đơn như sau:
*SLSPHT: Số lượng sản phẩm hoàn thành = 5.000
Xem thêm: 8 tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán cho doanh nghiệp 2024
2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
- Điều kiện áp dụng: Tính giá thành theo phương pháp hệ số được áp dụng trong các DN sử dụng cùng một lượng nguyên vật liệu và nhân công, thu được cùng lúc nhiều loại sản phẩm. Phương pháp này không tách biệt chi phí cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung trong cả quá trình sản xuất.
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành: từng loại sản phẩm trong nhóm.
- Công thức
Bước 1. Tính tổng giá thành sản xuất của các loại SP
Bước 2.
- Quy đổi sản lượng thực tế các loại sản phẩm về sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn dựa vào hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại.
- Tính Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn bằng cách cộng tất cả số sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại.
Bước 3. Tính giá thành đơn vị của SP tiêu chuẩn theo công thức
Bước 4. Tính giá thành đơn vị của từng loại SP theo công thức
Bước 5. Tính tổng giá thành của từng loại SP
- Áp dụng thực tế
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất cho ra nhiều loại thành phẩm khác nhau. Trong T8/2022, DN nhập kho thành phẩm hoàn thành với số lượng như sau:
Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí và số liệu kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang trong bảng sau:
Để tính giá thành sản phẩm sản xuất theo phương pháp hệ số, ta thực hiện theo các bước trong công thức như sau
- Chọn sản phẩm tiêu chuẩn và xây dựng hệ số quy đổi
Giả sử doanh nghiệp chọn Thành phẩm A là sản phẩm tiêu chuẩn với hệ số quy đổi là 1 và xây dựng hệ số quy đổi theo giá bán. Vậy ta có:
-
- Hệ số quy đổi Thành phẩm A = 1
- Hệ số quy đổi Thành phẩm B = 250.000 / 200.000 = 1,25
- Hệ số quy đổi Thành phẩm C = 300.000 / 200.000 VNĐ = 1,5.
- Tính giá thành:
- Tính Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = 165.000 + 1.815.000 – 330.000 = 1.650.000 VNĐ.
- Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn như sau
- Tính giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn – Thành phẩm A = 1.650.000 : 11.750 = 140,42553 VNĐ
Ta có bảng tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm như sau:
3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ
- Điều kiện áp dụng: Những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm thường là những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm sử dụng cùng 1 loại nguyên liệu nhưng có quy cách, phẩm chất khác nhau và không thể sử dụng hệ số để quy đổi các loại sản phẩm này.
- Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất như dệt may, sản xuất giày dép, sản xuất ống nước có quy cách khác nhau,…
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành: Từng quy cách sản phẩm trong nhóm.
- Công thức tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ:
Bước 1. Lựa chọn tiêu thức để phân bổ giá thành. Tiêu thức này có thể là giá thành kế hoạch, hoặc giá thành định mức,…
-
- Giá thành kế hoạch là được tính toán dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước quy trình sản xuất.
Bước 2. Tính tổng giá thành thực tế cho nhóm SP đã hoàn thành trong kỳ theo công thức:
Bước 3. Tính tỷ lệ giá thành chung cho nhóm SP theo tiêu thức phân bổ đã lựa chọn:
*Tổng tiêu thức phân bổ là tổng giá thành kế hoạch hoặc tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm đã lựa chọn theo tiêu thức
Bước 4. Tính giá thành thực tế cho từng quy cách SP
- Áp dụng thực tế
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên liệu để sản xuất loại sản phẩm A có 2 kích cỡ khác nhau A1 và A2. Doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân bổ giá thành là giá thành kế hoạch với thông tin như sau:
Biết rằng trong T8/2022, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho được 2.000 sản phẩm A1 và 1.500 sản phẩm A2.
Các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được trong T8/2022 như sau: (đơn vị 1.000 VNĐ)
Để tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ, ta thực hiện theo các bước theo công thức như sau
Bước 1. Lựa chọn tiêu thức phân bổ giá thành: giá thành kế hoạch
Bước 2. Tính tổng giá thành thực tế cho loại sản phẩm A đã hoàn thành trong kỳ
Số lượng sản phẩm A hoàn thành trong tháng là: 2.000 + 1.500 = 3.500 SP
Bước 3.
- Trước hết, tính tổng giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế:
- Tính tỷ lệ giá thành cho nhóm SP A:
Bước 4. Tính giá thành thực tế cho từng loại SP A1 và A2
- Sản phẩm A1
- Sản phẩm A2
4. Tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
- Điều kiện sử dụng: Phương pháp tính giá thành đơn vị sản phẩm theo đơn đặt hàng được sử dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng như sản xuất bàn ghế văn phòng cho 1 công ty, sản xuất đồ nội thất,…
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành: Nếu quy trình sản xuất đơn chiếc: từng đơn đặt hàng. Nếu quy trình sản xuất hàng loạt (nhiều đơn đặt hàng): phân bổ chi phí chung cho từng đơn hàng cụ thể.
- Công thức
- Áp dụng thực tế
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất trong T8/2022 nhận 2 đơn đặt hàng là A và B. Các khoản mục chi phí trong tháng kế toán tập hợp được như sau:
Đến cuối T10/2023, đơn hàng A nhập kho 100 sản phẩm hoàn thành, đơn hàng B chưa hoàn thành.
Doanh nghiệp cần tính giá thành cho đơn hàng hoàn thành (A) và giá trị SP dở dang cho đơn hàng chưa hoàn thành (B).
Để tính giá thành, ta thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên cần phân bổ chi phí chung cho mỗi đơn hàng:
- Chi phí chung phân bổ cho đơn hàng A = (28.000.000 / 70.000.000) x 30.000.000 = 12.000.000
- Chi phí chung phân bổ cho đơn hàng B = (28.000.000 / 70.000.000) x 40.000.000 = 16.000.000
- Tổng giá thành đơn hàng A = 30.000.000 + 10.000.000 + 12.000.000 = 52.000.000
- Giá thành đơn vị sản phẩm của đơn hàng A = 52.000.000 / 100 SP = 520.000/SP
- Giá trị sản phẩm dở dang của đơn hàng B = 40.000.000 + 15.000.000 + 16.000.000 = 71.000.000
Xem thêm: Ứng dụng phần mềm kế toán vào ngành sản xuất 2024
5. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Điều kiện sử dụng: Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình sản xuất bên cạnh việc thu được đầu ra là sản phẩm chính còn có cả sản phẩm phụ.
- Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp chế biến mì ăn liền, bia, rượu, đường,…
- Đối tượng được áp dụng để tính giá thành là Sản phẩm chính
- Công thức
Bước 1. Xác định chi phí sản phẩm phụ và tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ so với sản phẩm chín
Bước 2. Tính giá thành SP chính:
- Áp dụng thực tế
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất đường trong T8/2022 có các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được như sau:
Đến cuối T10/2023, doanh nghiệp sản xuất nhập kho 400 tấn đường sản phẩm, đồng thời thu được 10 và thu được 10 tấn rỉ mật với giá thành là 200/tấn.
Từ các số liệu trên, ta tính được giá thành như sau:
- Chi phí sản xuất SP phụ = 10 x 200 = 2.000
- Chi phí sản xuất thực tế = 20.000 + (160.000 + 30.000 + 20.000) – 30.000 = 200.000
- Tỷ trọng chi phí sản xuất SP phụ = (2.000 / 200.000) * 100% = 1%
- Giá thành sản phẩm chính:
6. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp liên hợp
- Điều kiện sử dụng: Những doanh nghiệp sử dụng phương pháp liên hợp thường là những doanh nghiệp có tích chất quy trình công nghệ và sản phẩm đặc biệt, đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau khi tính giá thành.
- Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp may mặc, đóng giày, sản xuất hóa chất, dệt kim
- Công thức
Phương pháp liên hợp là sự kết hợp giữa các phương pháp được trình bày ở trên tùy theo các dữ kiện và tình huống thực tế, ví dụ kết hợp phương pháp hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Xem thêm: Tự động hóa là gì? Khám phá mô hình kim tự tháp tự động hóa
Quản lý theo dõi và tính giá thành sản phẩm chính xác với OMEGA
Để giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện quản lý các hoạt động kế toán, OMEGA xin giới thiệu hai bộ giải pháp Kế toán tài chính doanh nghiệp OMEGA.GL và Kế toán quản trị OMEGA.MC. Cả hai chức năng này đều được tích hợp trên Hệ thống quản trị doanh nghiệp OMEGA.ERP giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện quản lý tổng thể các hoạt động trong doanh nghiệp như kế toán kiểm toán, quản lý nhân sự tiền lương, quản lý sản xuất, quản lý khách hàng, …
Đồng thời để phục vụ báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích các chỉ số tài chính khác thì OMEGA.Dashboard BI – Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp phân tích đa chiều cho doanh nghiệp đồng thời hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định, chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chức năng của phần mềm giải pháp Kế toán tài chính OMEGA.PC:
- Khai báo các đối tượng tập hợp chi phí
- Thiết lập các phương pháp phân bổ, phương pháp xác định trị giá dở dang, phương pháp tính giá thành.
- Phân bổ chi phí theo nhiều cấp
- Khai báo bộ định mức, bộ hệ số
- Tập hợp chi phí, phân bổ chi phí, tính trị giá dở dang cuối kỳ, tính giá thành và chiết tính giá thành.
- Báo cáo phân tích giá thành biến động theo nhiều kỳ
- Phân tích cơ cấu chi phí thực tế giá thành
- So sánh giá thành thực tế và kế hoạch (định mức)
Xem thêm: Khám phá Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp 2024
Hãy sử dụng sản phẩm của chúng tôi để tận hưởng sự kết hợp tinh tế của công nghệ và sức mạnh của tri thức tài chính, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và bền vững, đồng thời đào sâu vào sự hiểu biết về tài chính của bạn để giúp bạn phát triển doanh nghiệp một cách thành công.
Hãy thường xuyên theo dõi OMEGA.ERP để cập nhật thêm các kiến thức mới cũng như thông tin về phần mềm ERP. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem những thông báo mới tại Fanpage OMEGA.ERP cũng như liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 028 3512 8448 để nhận được có thể tư vấn giải pháp ERP tối ưu cho bạn cũng như những ưu đãi hấp dẫn.
Tác giả,
Nguyễn Văn Nhân
Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ và Giải pháp OMEGA.ERP