Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ trong thời kỳ công nghiệp tự động hóa tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý điều hành tổ chức của mình. Đặc biệt sau ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 thì việc chuyển đối số lại càng trở thành yếu tố mà các doanh nghiệp tổ chức cần có nếu muốn sự bức phá thành công cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hãy cùng OMEGA tìm hiểu thế nào là chuyển đổi số và làm thế nào để nắm bắt được xu hướng mới này trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Phần mềm ERP là gì? Có nên triển khai ERP trong 2024?
Ngành nào phù hợp cho việc triển khai Hệ thống ERP 2024?
Mục lục
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc tích hợp các giải pháp kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy sự cải tiến bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, cải thiện trải nghiệm khách hàng và thay đổi văn hóa tổ chức.
Việc chuyển đổi số có thể bao gồm những việc như số hóa dữ liệu kinh doanh, xử lí số liệu và các quy trình làm việc một cách tự động hóa, thực hiện phối hợp các công việc nghiệp vụ và tạo sự liên kết đồng bộ giữa các phòng ban. Việc ứng dụng chuyển đối số sẽ tác động tích cực đến toàn bộ mô hình kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển toàn diện.Xem thêm: Giải pháp chuyển đổi số Mobile Apps cho doanh nghiệp 2024
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia luôn tích cực nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ số vào hoạt động kinh doanh sản xuất và được đánh giá sẽ nhanh chóng trở thành một “quốc gia số” hàng đầu trong khu vực. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai chương trình về Chuyển đổi số quốc gia, đánh dấu sự nhận thức về chuyển đổi số cùng với các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới.
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra trong những năm vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết có gần 80.000 doanh nghiệp đã phải rời bỏ thị trường trong thời gian này, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình thủ công truyền thống.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, tỉ lệ các doanh nghiệp đang thực sự áp dụng Chuyển đối số còn rất thấp chỉ với 15% (Theo khảo sát của VINASA). Ngoài ra, thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy hầu như các doanh nghiệp không biết làm thế nào để ứng dụng chuyển đổi số (90%), 72% các doanh nghiệp không biết bắt đầu triển khai chuyển đổi số từ đâu, 69% không biết chọn giải pháp nào để dùng hiệu quả.
Những rào cản chuyển đổi số cần được tháo gỡ
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động chuyển đổi số đứng trước nhiều thách thức cần được giải quyết để quá trình này đạt được hiệu quả.
Công nghệ kỹ thuật số
Để thực hiện chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần phải có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Do đó, việc sở hữu một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thích hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ trong thời gian ngắn hạn mà cả tương lai của tổ chức.
Ngoài ra, việc chuyển đổi số đòi hỏi có nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng làm chủ công nghệ mới để hỗ trợ trong việc triển khai chuyển đổi số. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vốn đầu tư
Đầu tư vào chuyển đổi số đòi hỏi từ việc nâng cao nhận thức, xây dựng chiến lược, đào tạo nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng, đến triển khai các giải pháp công nghệ. Do đó, việc này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, sự đầu tư lớn này cùng với rủi ro không chắc chắn và nguy cơ thất bại đã tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề về chi phí có thể được giải quyết thông qua việc thực hiện chuyển đổi số một cách có kế hoạch rõ ràng và liền mạch. Hơn nữa, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp tránh lãng phí trong quá trình đầu tư, thử nghiệm và triển khai.
Nhận thức từ doanh nghiệp
Quá trình chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khía cạnh của tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đặt ra nhiều áp lực đối với nhà quản lý và ban lãnh đạo từ việc nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển doanh nghiệp, quản lý tài chính, cho đến việc tạo sự liên kết đồng độ giữa đội ngũ nhân viên. Quá trình này còn đòi hỏi sự thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo, từ chiến lược và tư duy truyền thống sang chiến lược và tư duy kinh doanh công nghệ số hiệu quả.
Xem thêm: Cải tiến sản xuất gia tăng chất lượng sản phẩm trong 2024
Lựa chọn OMEGA ERP cho việc triển khai quy trình Chuyển đổi số cho doanh nghiệp của bạn
Để theo kịp với sự tiến bộ của Công nghiệp tự động hóa 4.0, việc chuyển đổi số là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp sản xuất phát triển một cách toàn diện và hiệu quả. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa tất cả các quy trình và hoạt động kinh doanh sản xuất, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường.
Do đó, việc lựa chọn một đối tác cung cấp giải pháp chuyển đổi số uy tín và đáng tin cậy là rất quan trọng. OMEGA.ERP tự tin rằng có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn vượt qua thách thức và phát triển trong tương lai bằng cách cung cấp các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả cho các quy trình sản xuất cốt lõi.
Trải qua hơn 15 năm trong lĩnh vực xây dựng phần mềm quản trị cho nhiều loại hình doanh nghiệp, chúng tôi thấy hiểu rất rõ nổi khó khăn của các chủ doanh nghiệp và người lao động về việc quản lý hoạt động doanh nghiệp mình. Chính vì thế công ty OMEGA đã xây dựng nên sản phẩm phần mềm “Hệ thống Quản trị doanh nghiệp OMEGA ERP” nhằm đáp ứng các công việc quản lý điều hành trong một doanh nghiệp.
- Quản trị hệ thống OMEGA.SM
- Phần mềm kế toán chuyên nghiệp GAMA
- Thông tin dùng chung OMEGA.SD
- Kế toán doanh nghiệp OMEGA.GL
- Kế toán tài sản cố định OMEGA.FA
- Quản lý tồn kho OMEGA.WM
- Giá thành sản phẩm OMEGA.PC
- Kế toán quản trị OMEGA.MC
- Quản lý nhân sự OMEGA.HR
- Quản lý tiền lương OMEGA.PR
- Quản lý mua hàng OMEGA.PO
- Quản lý bán hàng OMEGA.SO
- Báo cáo tài chính hợp nhất OMEGA.CL
- Quản lý sản xuất OMEGA.MM
- Quản lý chất lượng OMEGA.QC
- Quản lý bảo trì, bảo dưỡng OMEGA.EM
- Hệ sinh thái Mobile App OMEGA
Xem thêm: 10+ Phần mềm ERP tốt nhất cho doanh nghiệp 2024
Hãy thường xuyên theo dõi OMEGA.ERP để cập nhật thêm các kiến thức mới cũng như thông tin về phần mềm ERP. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem những thông báo mới tại Fanpage OMEGA.ERP cũng như liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 028 3512 8448 để nhận được có thể tư vấn giải pháp ERP tối ưu cho bạn cũng như những ưu đãi hấp dẫn.
Tác giả,
Nguyễn Văn Nhân
Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ và Giải pháp OMEGA.ERP