Trong thời đại chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành, tăng năng suất và duy trì lợi thế cạnh tranh. Báo cáo toàn cầu về ERP mới nhất của Panorama Consulting Group năm 2025 đã chỉ ra những thay đổi đáng chú ý trong cách doanh nghiệp lựa chọn, triển khai và sử dụng phần mềm ERP.
Mục lục
- 1 Thực trạng triển khai ERP hiện nay
- 2 10 Xu hướng phát triển ERP 2025 doanh nghiệp cần nắm bắt
- 2.1 1. ERP on-premise hay ERP Cloud?
- 2.2 2. Ưu tiên nền tảng SaaS trong ERP Cloud
- 2.3 3. Triển khai ERP – xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ
- 2.4 4. Tích hợp E-Commerce và CRM trở thành tiêu chuẩn
- 2.5 5. ERP tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)
- 2.6 6. Thay đổi cách triển khai ERP – ưu tiên phương pháp “cuốn chiếu”
- 2.7 7. Tập trung cải tiến quy trình kinh doanh cốt lõi
- 2.8 8. ERP trở thành trung tâm hệ sinh thái công nghệ
- 2.9 9. Thách thức lớn: Quản trị dữ liệu và xóa bỏ “silo”
- 2.10 10. Quản trị thay đổi (Change Management) là yếu tố sống còn
- 3 Kết luận: Tương lai ERP 2025 – Linh hoạt, thông minh và hướng dữ liệu
Thực trạng triển khai ERP hiện nay

Theo The 2025 ERP Report của Panorama Consulting Group, phần mềm ERP đang được triển khai rộng rãi trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là sản xuất, dịch vụ, bán lẻ và bất động sản. Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ và sản xuất chiếm gần 50% tỷ trọng các dự án ERP hiện nay, cho thấy nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng, đơn hàng và vận hành đang gia tăng mạnh. Xu hướng này khẳng định vai trò thiết yếu của phần mềm ERP trong chuyển đổi số theo từng ngành đặc thù.
Xem thêm: Top 10 Phần mềm ERP tốt nhất cho doanh nghiệp 2025
Dưới đây là 10 xu hướng nổi bật mà doanh nghiệp cần nắm bắt trong năm 2025 nếu muốn khai thác tối đa sức mạnh của ERP:
10 Xu hướng phát triển ERP 2025 doanh nghiệp cần nắm bắt
1. ERP on-premise hay ERP Cloud?

Năm 2025, khoảng 75% doanh nghiệp lựa chọn phần mềm ERP Cloud, giảm nhẹ so với mức 78,6% của năm 2024, có sự dịch chuyển trong cơ cấu doanh nghiệp lựa chọn ERP on-premise và ERP Cloud. Mặc dù tỷ lệ có phần chững lại, ERP Cloud vẫn là xu hướng chủ đạo nhờ khả năng triển khai nhanh, chi phí linh hoạt và dễ mở rộng. Tuy nhiên, sự thay đổi này cho thấy các doanh nghiệp đang cân nhắc kỹ hơn giữa linh hoạt công nghệ và mức độ kiểm soát hệ thống khi lựa chọn phần mềm ERP phù hợp.
2. Ưu tiên nền tảng SaaS trong ERP Cloud

Trong số các doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phần mềm ERP Cloud, có đến 72,1% doanh nghiệp lựa chọn mô hình SaaS (Software-as-a-Service).
Lợi ích của ERP dạng SaaS:
- Triển khai nhanh hơn (trung bình 9 tháng thay vì 15.5 tháng như năm trước)
- Dễ dàng mở rộng và cập nhật phiên bản
- Giảm gánh nặng chi phí đầu tư ban đầu
- Phù hợp với xu hướng làm việc phân tán và vận hành linh hoạt
SaaS là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn tiếp cận các công nghệ quản trị tiên tiến.
3. Triển khai ERP – xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ

Theo báo cáo của Panorama năm 2025, phần mềm ERP tiếp tục là lựa chọn ưu tiên trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, với 61% tổ chức triển khai ERP nhằm ổn định quy trình cốt lõi, tỷ lệ này đã tăng lên so với mức 50,4% vào năm 2024. Tiếp đó là 19,8% doanh nghiệp chọn chuyển đổi số mô hình kinh doanh và 19,2% đầu tư công nghệ hỗ trợ cải tiến. Điều này cho thấy phần mềm ERP vẫn là nền tảng chiến lược giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành và tăng trưởng bền vững.
4. Tích hợp E-Commerce và CRM trở thành tiêu chuẩn

59.9% doanh nghiệp đã triển khai e-commerce như một phần trong hệ thống ERP. Điều này cho thấy việc tích hợp liền mạch giữa phần mềm ERP, website/mobile app bán hàng và CRM là điều bắt buộc để cung cấp trải nghiệm khách hàng nhất quán trên mọi kênh.
Tích hợp này mang lại:
- Quản lý đơn hàng – tồn kho – giao hàng theo thời gian thực (real-time)
- Phân tích hành vi khách hàng và dự báo nhu cầu
- Đồng bộ hóa dữ liệu bán hàng và kế toán
Nếu doanh nghiệp bạn đang kinh doanh đa kênh, hãy xem xét lựa chọn phần mềm ERP có khả năng tích hợp sẵn với các nền tảng thương mại điện tử.
5. ERP tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)
Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng AI trong hệ thống phần mềm ERP tăng mạnh từ 53.4% lên 72.6% (năm 2025) chỉ trong 1 năm. Các chức năng thông minh như chatbot hỗ trợ khách hàng, tự động hóa quy trình, phân tích dữ liệu nâng cao đã trở thành xu hướng chủ đạo.
Tuy nhiên, ứng dụng predictive analytics – phân tích dự đoán – vẫn đang phát triển chậm hơn do yêu cầu cao về dữ liệu sạch và năng lực nội bộ.
Nếu doanh nghiệp bạn đang có dự định triển khai phần mềm ERP, hãy cân nhắc khả năng tích hợp AI để tối ưu hiệu suất vận hành và ra quyết định dựa trên dữ liệu.
6. Thay đổi cách triển khai ERP – ưu tiên phương pháp “cuốn chiếu”

Thay vì “big bang” (triển khai toàn bộ một lần), các doanh nghiệp đang ưa chuộng triển khai theo từng giai đoạn (phased roll-out). Với mô hình này, mỗi module, mỗi đơn vị kinh doanh hoặc khu vực địa lý sẽ được triển khai tuần tự để:
- Giảm thiểu rủi ro vận hành
- Kiểm tra tính tương thích từng bước
- Dễ điều chỉnh nếu phát sinh lỗi
- Tối ưu nguồn lực nội bộ
Đặc biệt với doanh nghiệp đa quốc gia, cách tiếp cận này đang được chứng minh là tối ưu hơn nhiều so với trước đây.
7. Tập trung cải tiến quy trình kinh doanh cốt lõi

Hơn một nửa doanh nghiệp chỉ chọn cải tiến các quy trình có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh thay vì tái cấu trúc toàn bộ. Đây là một chiến lược thông minh trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lực và nhu cầu ROI nhanh.
Ví dụ: tập trung cải tiến quy trình quản lý kho, đơn hàng, tài chính, nhân sự trước khi mở rộng ra các bộ phận khác.
ERP hiện đại cho phép tùy chỉnh linh hoạt theo ngành nghề, giúp doanh nghiệp chọn lọc những quy trình mang lại giá trị cao nhất để triển khai trước.
8. ERP trở thành trung tâm hệ sinh thái công nghệ

Phần mềm ERP không còn là công cụ độc lập, mà trở thành trung tâm tích hợp của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, bao gồm:
- IoT (Internet of Things)
- AI & Machine Learning
- Hệ thống kế toán, nhân sự, bán hàng
- Phân tích dữ liệu và BI (Business Intelligence)
- Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
Điều này đòi hỏi phần mềm ERP phải có kiến trúc mở, hỗ trợ API và dễ dàng kết nối với các công nghệ khác.
9. Thách thức lớn: Quản trị dữ liệu và xóa bỏ “silo”

Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả vận hành sau triển khai ERP, nhưng vẫn tồn tại vấn đề phân mảnh dữ liệu và thông tin bị “đóng silo” giữa các phòng ban.
Lý do thường thấy:
- KPI không đồng bộ
- Quy trình quản trị dữ liệu không nhất quán
- Thiếu giao tiếp liên phòng ban
Việc quản lý dữ liệu hiệu quả, đồng nhất giữa các hệ thống là điều kiện tiên quyết để tận dụng triệt để sức mạnh của phần mềm ERP.
10. Quản trị thay đổi (Change Management) là yếu tố sống còn

Chỉ 30% doanh nghiệp cho biết họ tập trung cao độ vào quản trị thay đổi khi triển khai ERP – điều này là đáng báo động.
Dù phần mềm ERP có tốt đến đâu, nếu người dùng không hiểu, không ủng hộ và không áp dụng đúng, thì thất bại là điều khó tránh khỏi.
Một chương trình quản trị thay đổi hiệu quả nên bao gồm:
- Đào tạo kỹ lưỡng và lặp lại
- Truyền thông nội bộ liên tục
- Xây dựng đội ngũ người dùng chủ chốt
- Đo lường và điều chỉnh hành vi sau triển khai
Xem thêm: 10 Xu hướng phát triển ERP 2024: Làn sóng chuyển đổi số
Kết luận: Tương lai ERP 2025 – Linh hoạt, thông minh và hướng dữ liệu
Phần mềm ERP không chỉ là công cụ vận hành, mà đang trở thành trụ cột của chiến lược tăng trưởng số. Năm 2025 chứng kiến làn sóng mạnh mẽ của:
- e-Commerce và tích hợp dữ liệu
- Quản lý tinh gọn theo ngành
- Phối hợp giữa con người – quy trình – công nghệ
Nếu doanh nghiệp bạn muốn đón đầu xu hướng, hãy bắt đầu xây dựng và triển khai chiến lược ERP bài bản ngay từ hôm nay. Lựa chọn đúng giải pháp, triển khai có chiến lược và đặt yếu tố con người vào trung tâm chính là chìa khóa cho một tương lai bền vững.
Xem thêm:
GIẢI PHÁP PHẦN MỀM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ
Giải pháp chuyển đổi số Mobile App OMEGA.SOR: Quản lý đặt hàng mọi lúc, mọi nơi
Công ty TNHH Công nghệ và Giải pháp Omega là doanh nghiệp chuyên sâu phát triển và triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh – xã hội. Hãy thường xuyên theo dõi Omega và Fanpage OMEGA.ERP để cập nhật thêm những thông tin, kiến thức mới về ERP. Đừng ngần ngại liên hệ với Omega qua Hotline : 028 3512 8448 để được tư vấn giải pháp ERP tối ưu cho doanh nghiệp của bạn cũng như những ưu đãi hấp dẫn.
Tác giả,
Nguyễn Quốc Huy
GĐ Phát triển phần mềm Cty Omega
Bài viết hay