API là gì? Kiến thức cơ bản và Cơ chế hoạt động của API

api là gì

API ngày càng trở nên phổ biến trong việc liên kết các thư viện với các ứng dụng khác trên máy tính. Nhưng API là gì và cách hoạt động của nó như thế nào? Trong bài viết này, OMEGA sẽ cung cấp giải đáp cho những câu hỏi đó và hướng dẫn chi tiết về API cho những người mới bắt đầu.

Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? Xu hướng cho sự bức phá trong 2024

API là gì?

API (Application Programming Interface) – đây là tập hợp các phương thức và giao thức cho phép các ứng dụng và thư viện khác nhau kết nối với nhau. API giúp các ứng dụng trao đổi thông tin và tương tác với nhau một cách dễ dàng và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tương tác với ứng dụng.

API là gì

Khi bạn sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động, chúng sẽ thiết lập kết nối với Internet và gửi dữ liệu tới máy chủ. Sau đó, máy chủ sẽ tiếp nhận dữ liệu, xử lý thông tin, thực hiện các hành động cần thiết, và gửi kết quả trở lại thiết bị của bạn. Trong quá trình này, các ứng dụng sử dụng một loạt các giao thức để giao tiếp với máy chủ và có nhiệm vụ diễn giải dữ liệu và hiển thị thông tin cho người dùng một cách dễ hiểu.

Phân loại các API phổ biến hiện nay

API được phân loại theo cả kiến trúc và phạm vi sử dụng. Dưới đây là 4 loại API:

api là gì

Open APIs hoặc Public APIs (API mở): Còn được gọi là API công khai, có sẵn cho bất kỳ nhà phát triển nào sử dụng. Tuy nhiên, các Open APIs thường yêu cầu các biện pháp xác thực hoặc ủy quyền thấp và có giới hạn chức năng khi được chia sẻ công khai. Một số Open APIs có thể được chia sẻ miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí sử dụng dựa trên số lượng “lệnh gọi” (calls) đến API.

Partner APIs (API đối tác): API này yêu cầu quyền hoặc giấy phép cụ thể để truy cập. Thường được sử dụng bởi các nhà phát triển bên ngoài được ủy quyền để hỗ trợ mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp ưa thích sử dụng Partner APIs để kiểm soát việc truy cập vào tài nguyên của họ và hướng dẫn cách sử dụng chúng.

Internal APIs (API nội bộ): Khác biệt với Open APIs hoặc Partner APIs, API nội bộ không dành cho bên thứ ba và thường được sử dụng nội bộ trong công ty. Công ty sử dụng API này để kết nối các hệ thống và dữ liệu nội bộ.

Composite APIs (API tổng hợp): Kết hợp các API khác nhau để giải quyết các yêu cầu phức tạp của hệ thống. Nó cho phép truy cập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tự động thiết lập chuỗi lệnh gọi và phản hồi mà không cần can thiệp thủ công.

API thường được ứng dụng như thế nào?

Web API

Đây là hệ thống API được sử dụng trong các website. Hầu hết các trang web đều sử dụng Web API để cho phép bạn kết nối, truy xuất hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu. Ví dụ: Nếu bạn thiết kế chức năng đăng nhập thông qua Google, Facebook, Twitter, Github… Điều này có nghĩa là bạn đang tương tác với các API của họ. Tương tự, các ứng dụng di động cũng thường truy xuất dữ liệu thông qua API.

API trên các hệ điều hành

Windows hay Linux có rất nhiều API, họ cung cấp các tài liệu API là đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối. Nó giúp lập trình viên có thể tạo ra các phần mềm ứng dụng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành.

API của thư viện phần mềm hay framework

API mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau và nó cũng giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng thư viện được viết bằng ngôn ngữ khác. Ví dụ bạn có thể dùng Php để yêu cầu một thư viện tạo file PDF được viết bằng C++.

Cơ chế hoạt động của API 

Một cách đơn giản, API là giao diện mà cho phép các ứng dụng tương tác với nhau thông qua các lệnh khác nhau. Những lệnh này có thể được gửi, định dạng và truy xuất dữ liệu thông qua các loại API như SOAP hoặc REST, nhưng vẫn tuân theo một số quy định và quy tắc chung.

Giao diện API hoạt động thông qua các Server Side Scripts, Classes và Functions. Giao diện này thực hiện các nhiệm vụ chi tiết hơn, cho phép các ứng dụng và tập lệnh bên ngoài và bên trong yêu cầu API thông báo cho máy chủ thực hiện một số tác vụ nhất định.

api là gì

Tên của một số phương thức API chính là các từ mô tả hành động của API. Một số hành động có thể xảy ra như:

  • GET: Sử dụng để lấy thông tin từ server theo URI đã cung cấp.
  • POST: Gửi thông tin tới sever thông qua các parameters HTTP.
  • PUT: Ghi đè tất cả thông tin của đối tượng với những gì được gửi lên.
  • DELETE:  Xóa resource trên server.

Ưu điểm và nhược điểm của API 

Ưu điểm 

API có thể được sử dụng trên đa dạng nền tảng bao gồm desktop, điện thoại di động và website. Đối với mỗi nền tảng, API được linh hoạt với các định dạng dữ liệu phù hợp với ứng dụng trên các hệ điều hành tương ứng. Người dùng có thể dễ dàng xây dựng HTTP server khi sử dụng API, giúp việc lập trình trở nên thuận tiện hơn.

API thường sử dụng mã nguồn mở và chức năng RESTFUL, cho phép tích hợp trên mọi hệ điều hành hỗ trợ JSON và XML. Nó cũng cho phép trao đổi thông tin hai chiều, đảm bảo độ tin cậy cho tất cả các bên liên quan.

Các thành phần MVC như Model Binder, Action, Unit Test, Controller,… đều có thể được hỗ trợ đầy đủ các tính năng thông qua API.

Nhược điểm 

API của website hiện vẫn chưa hỗ trợ tất cả các server, chỉ hỗ trợ các phương thức POST và GET. Để tận dụng hết các tính năng mà API mang lại, người dùng cần có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực backend.

Việc phát triển, vận hành và nâng cấp API không dễ dàng và đòi hỏi một khoảng thời gian dài để thực hiện. Ngoài ra, người dùng cũng có thể phải chi trả một khoản chi phí đáng kể cho việc này.

Nếu chủ sở hữu API không hạn chế kỹ lưỡng các điều kiện, hệ thống có thể dễ bị tấn công và không đảm bảo được tính bảo mật.

Làm sao để đảm bảo tính bảo mật của API?

Vấn đề liên quan đên bảo mật API phổ biến nhất

SQL Injection

Tấn công Injection, hay SQL Injection, là một vấn đề phổ biến. Kẻ tấn công thường tận dụng các lỗ hổng trong quá trình kiểm tra dữ liệu đầu vào trong các ứng dụng web để xâm nhập vào hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) và lấy các thông tin nhạy cảm.

Để khắc phục vấn đề này thig ta cần thực hiện ràng buộc dữ liệu người dùng nhập vào một cách chặt chẽ. Có thể sử dụng biểu thức chính quy (Regular Expression) để loại bỏ các ký tự không mong muốn hoặc các ký tự không phải là số, hoặc sử dụng các hàm có sẵn để giảm thiểu nguy cơ của lỗi.

Spam request

Trong chế độ công khai, các yêu cầu thường dễ bị tấn công bởi spam. Ví dụ, trong quá trình đăng ký tài khoản, người dùng chỉ cần nhập tên và mật khẩu mà không cần bước xác thực nào khác.

Để khắc phục vấn đề này, cách đơn giản nhất là làm cho các yêu cầu của bạn trở nên phức tạp hơn. Bạn có thể thêm các yêu cầu bổ sung, câu hỏi bảo mật, hoặc yêu cầu người dùng đợi một thời gian trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo. Việc này sẽ tăng cường bảo mật và giảm thiểu tình trạng spam.API SSA

Giải pháp bảo mật API

Đảm bảo phân quyền người dùng rõ ràng

Ngoài việc xác thực người dùng cuối cùng, bạn cũng cần quan tâm đến quá trình xác thực của ứng dụng. Ví dụ: khi sử dụng các ứng dụng như Internet Banking, Mobile Apps các ứng dụng này thực hiện các quy trình gọi API của chúng. Điều này giúp đảm bảo rằng ứng dụng được xác thực một cách đầy đủ hơn.

Mã hóa dữ liệu

Sử dụng chứng chỉ SSL là biện pháp đơn giản nhất để thực hiện điều này. Nó giúp bạn mã hóa dữ liệu quan trọng để ngăn chặn việc tấn công hoặc đánh cắp dữ liệu trong quá trình truyền tải.

Sử dụng mật khẩu có mức độ bảo mật cao

Hiện nay nhiều người dùng thường lựa chọn mật khẩu cố định rất dễ đoán, điều này sẽ dễ dàng gây nên lỗ hổng bảo mật mà bạn không ngờ tới. Người dùng nên sử dụng mật khẩu dài, nhiều ký tự, in hoa, có ký tự số,… Điều này cần được giải quyết triệt để nếu như bạn không muốn thông tin của mình bị đánh cắp.

Sử dụng chữ ký số

Chữ ký số là một chuỗi ký tự duy nhất, đại diện cho một người dùng cụ thể. Nó giúp việc lưu trữ dữ liệu dễ dàng trong cơ sở dữ liệu và chỉ cung cấp truy cập khi người sử dụng nhập đúng tên và mật khẩu tương ứng. Đây là một giải pháp đơn giản để kiểm tra và tăng cường tính bảo mật cho API.

Sự liên kết hoạt động của API và Phần mềm ERP 

Tương tự như các phần mềm hoặc dịch vụ khác, API có thể đem lại sự tăng cường đáng kể cho hiệu suất khi sử dụng phần mềm ERP trong doanh nghiệp. Các API có khả năng kết nối và truy cập vào các ứng dụng, hệ thống khác và ngược lại từ phần mềm ERP. Trong trường hợp này, API hoạt động như một liên kết trung gian giữa ERP và các phần mềm/ứng dụng bên thứ ba mà ERP muốn tương tác.

Ví dụ: API có thể hỗ trợ việc xuất dữ liệu từ phần mềm ERP sang các định dạng dữ liệu trực quan (biểu đồ, đồ thị, bảng…) của các bên thứ ba. Từ những dữ liệu này, việc tạo ra các bảng điều khiển, đồ họa và báo cáo khác giúp các nhà phân tích và các bên liên quan dễ dàng theo dõi thông tin chi tiết ẩn, cũng như tạo biểu đồ về quy trình hoạt động doanh nghiệp.

Dù doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP hiện đại hoặc đã có từ hàng chục năm trước, API vẫn mang lại nhiều lợi ích trong việc tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống ERP. Tuy nhiên, việc phát triển các API này đòi hỏi thời gian, trừ khi bạn có một giải pháp tự động hóa việc tạo ra các API, đảm bảo tính an toàn, bảo mật và có tài liệu hướng dẫn đầy đủ từ ban đầu.

Xem thêm: Tích hợp Phần mềm ERP với các Hệ thống quản lý trong 2024

Hãy thường xuyên theo dõi OMEGA.ERP để cập nhật thêm các kiến thức mới cũng như thông tin về phần mềm ERP. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem những thông báo mới tại Fanpage OMEGA.ERP cũng như liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 028 3512 8448 để được tư vấn giải pháp ERP tối ưu cho bạn cũng như những ưu đãi hấp dẫn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *